Số 8/135/75 P. Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
dongsongroup1@gmail.com

Giải pháp cải tạo mặt đường cũ – Nâng cấp, gia cố đường hư hỏng

Mặt đường cũ đã bị hư hỏng thì cần tới giải pháp như thế nào? Đâu là lựa chọn tốt nhất? Cùng xem bài viết dưới đây của Đông Sơn để hiểu thêm về giải pháp tốt nhất hiện nay bạn nhé.

1. Kết cấu đường cơ bản – Phần nền và mặt đường

Cấu tạo cơ bản của Nền – Mặt đường hiện nay tại các tuyến đường Việt Nam, bao gồm:

  • Lớp đáy móng
  • Lớp móng dưới
  • Lớp móng trên
  • Lớp mặt
  • Lớp tạo nhám

2. Các tình trạng hư hỏng thường thấy trên mặt đường cũ

2.1. Tình trạng nứt ở mặt đường

  • Nứt dọc, nứt ngang, nứt phản ảnh

Nhẹ: Bề rộng khe nứt <10mm không gây xóc khi xe chạy qua.

Vừa: Bề rộng >10mm, gây xóc, bắt đầu có vết nứt thứ cấp xung quanh vết nứt chính. Chiều rộng nét chính và nứt thứ cấp <100mm.

Nặng: Nứt rộng, sâu, gây va đập khi xe chạy qua. Có vết nứt thứ cấp xung quanh vết nứt chính. Chiều rộng nứt chính và nứt thứ cấp đến >100mm.

  • Nứt thành lưới (nứt mai rùa hoặc nứt thành miếng)

Nhẹ: Các đường nứt chưa liên kết với nhau.

Vừa: Đã liên kết thành mạng.

Nặng: Nứt lan ra ngoài phạm vi vệt bánh xe và liên kết với nhau. Bắt đầu hiện tượng bong vỡ.

2.2. Bị biến dạng bề mặt đường

  • Vệt hằn bánh, lún sụt

Cách đo: Dùng thước thẳng đặt ngang vệt hằn, cứ cách từ 5m đến 10m đo một chỗ rồi lấy trị số trung bình cho mỗi đoạn. Vặt hằn sâu trung bình từ 6mm đến 13mm – Nhẹ từ 13mm đến 25mm – Vừa và nặng >25mm

  • Làn sóng, xô dồn, đẩy trồi

Nhẹ: Mặt đường bị đẩy trồi, dồn nhựa nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng chạy xe

Vừa: Mặt đường bị đẩy trồi ảnh hưởng đến chất lượng chạy xe, lái xe thấy khó chịu do xóc

Nặng: Mặt đường bị đẩy trồi, nhựa dồn cao ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng chạy xe, lái xe không thể chạy với tốc độ cao do xóc

  • Lún lõm đẩy trồi cục bộ

Nhẹ: Chiều sâu lún cục bộ từ 13mm đến 25mm

Vừa: Chiều sâu lún cục bộ từ 25mm đến 50mm

Nặng: Chiều sâu lún cục bộ >50mm

  • Mất mui luyện hoặc mui luyện ngược gây lõm giữa đường

Nhẹ: Tồn tại mui luyện mặt đường nhưng độ dốc ngang không đạt yêu cầu

Vừa: Không còn mui luyện, dốc ngang mặt đường gần bằng 0, xuất hiện đọng nước nhẹ khi trời mưa

Nặng: Mui luyện ngược, mặt đường lõm ở giữa, đọng nước khi trời mưa

2.3. Hư hỏng dưới nền đường và bề mặt

  • Chảy nhựa
  • Bong tróc, rời rạc
  • Mài mòn, lộ đá
  • Ổ gà

3. Giải pháp cải tạo mặt đường cũ bằng lưới cốt sợi thuỷ tinh

Sử dụng lưới địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh gia cố kết cấu áo đường mềm

3.1. Giới thiệu lưới địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh

  • Sử dụng lớp Fiber Glass (sợi thuỷ tinh) để gia cường, chống nứt phản ánh mặt đường, kéo dài tuổi thọ của lớp mặt đường bê tông asphalt mới phủ mặt. Lớp Fiber Glass khi được kết hợp với bitumen sẽ hoạt động giống như một lớp lưới hấp thụ ứng suất, hàn kín và gắn chặt giữa lớp mặt đường mới và lớp mặt đường cũ. (cũng như lớp Asphalt với lới base)
  • Lớp Fiber Glass là một lớp lưới địa kỹ thuật đặc biệt được làm từ cốt sợi thuỷ tinh có độ giãn dài thấp (<3%) và chịu được nhiệt độ cao (2000C)

3.2. Chức năng của lưới địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh

  • Khả năng gắn kết chặt chẽ
  • Khả năng kháng cắt tại mặt tiếp giáp giữa hai lớp mặt đường cũ và mới (cũng như lớp base và Asphalt – đối với dự án thi công mới) phải đủ cao để ngăn chặn lực xô ngang gây ra bởi lực trượt dọc dưới tác dụng của lực bánh xe, lượt trượt này sẽ cực đại khi phanh xe. Việc sử dụng lớp Fiber Glass kết hợp với đầy đủ chất kết dính sẽ đạt được sự gắn kết giữa các lớp cao hơn so với bình thường (không sử dụng Fiber Glass).

Thí nghiệm kiểm tra độ bám dính giữa 2 lớp mặt đường khi sử dụng Fiber Glass

  • Ngăn ngừa vết nứt
  • Ngăn ngừa và giảm tốc độ ảnh hưởng của vết nứt ở lớp mặt đường cũ lên lớp mặt đường mới (cũng như lớp base và Asphalt – đối với dự án thi công mới), do đó chống nứt cho lớp mặt đường mới là một chức năng quan trọng của Fiber Glass.
  • Lớp Fiber Glass kết hợp với bitumen sẽ tạo thành một lớp màng hấp thụ ứng suất (SAMI) dưới đáy của lớp mặt đường mới. Tác dụng của lớp SAMI này là giảm ứng suất kéo tại lợp mặt đường mới trong vùng lân cận của đỉnh vết nứt mặt đường cũ và do đó hấp thụ ứng suất và ngăn ngừa nứt mặt đường mới. (Giới thiệu lưới sợi thuỷ tinh)

3.3. Ứng dụng thực tế

  • Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là công nghệ mới được phát triển đặc biệt cho các dự án cải tạo nâng cấp mặt đường, giúp kéo dài tuổi thọ, thời gian bảo trì của công trình. Sản phẩm được áp dụng nhiều trong nâng cấp đường nông thôn mới, nâng cấp đường quốc lộ, bãi đỗ xe, đường sân bay….

  • Việc sử dụng lưới cốt sợi thuỷ tinh cho những dự án sẽ kéo dài tuổi thọ của lớp bê tông asphalt lên tới 2 lần so với việc không sử dụng lớp lưới trải mặt đường này. ngoài ra có thể tiết kiệm lên tới 30% chi phí xây dựng cũng như bảo trì đường.
Xem thêm bài viết:

3.4. Thi công lưới cốt sợi thuỷ tinh

  • Điều kiện mặt đường: Bề mặt trước khi thi công lưới sợi thuỷ tinh phải:
  • Khô, sạch và không bụi bẩn
  • Bề mặt được chuẩn bị phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo liên kết tốt giữa lưới sợi thuỷ tinh và lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng, bê tông nhựa.
  • Thi công lưới sợi thuỷ tinh
  • Tưới nhựa dính bám đảm bảo cho độ dính bám tốt nhất, lượng nhựa dính bám tiêu chuẩn trên bề mặt cần trải lưới là 1,5kg/m2 khi trải trên lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng và 1,0kg/m2 khi trải trên lớp bê tông nhựa. Lượng nhựa này cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng lớp dưới để đảm bảo lưới dính bám tốt nhất.
  • Thi công lưới sợi thuỷ tinh phải được rải trên bề mặt bằng phẳng và không có vết gấp. Khi bắt đầu rải phải cố định đầu cuộn lưới với bề mặt lớp dưới theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ và hướng dẫn của đại diện kỹ thuật của Nhà sản xuất và sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
  • Thi công lưới sợi thuỷ tinh bằng thủ công hoặc bằng máy
  • Đặt cuộn dưới trên trục đường rải. Chú ý đặt thẳng từ đầu để tránh cong, oằn lưới khi điều chỉnh vì nó có thể tạo ra nếp gấp trên dưới.
  • Kéo trải cuộn lưới ra.
  • Các lớp lưới sợi thuỷ tinh chồng mí theo phương ngang từ 100-200mm chồng mí theo phương dọc từ 200-300mm. Phu thêm nhựa dính bám tại các lớp chồng tối thiểu 0,15kg/m2, đảm bảo các mối nối phải được ép chặt.

  • Bất kỳ lớp nối chồng theo phương ngang hoặc phương dọc đều phải được cố định để không bị xê dịch trong lúc thi công
  • Tại vị trí đầu, cuối của 2 lớp lưới đặt cạnh nhau kết hợp với 2 lớp lưới mới đặt cạnh nhau tạo thành một lớp chồng có 4 lớp lưới, thì phải cắt bỏ 2 lớp lưới.
  • Trải lưới sao cho khít và phẳng. Có thể trải đều để lưới gắn xuống mặt đường hoặc dùng máy trải lưới.
  • Có thể dùng chổi sợi ni lông miết để dính lưới xuống mặt lớp dưới.
  • Đối với đoạn công hẹp nên gấp nhiều nếp nhỏ trong lưới, cắt và cán phẳng. Với đoạn đường quá cong như vòng xuyến thì việc trải lưới cần phải được thực hiện bởi thợ có tay nghề cao, thực hiện cẩn thận để đảm bảo lưới phẳng.
  • Khi trải lưới sợi thuỷ tinh hết chiều dài thiết kế thì dùng máy cắt hoặc dao chuyên dụng cắt lưới.
  • Sau khi rải xong lưới sợi thuỷ tinh tiến hành thảm bê tông nhựa theo thiết kế
  • Lưới cốt sợi thuỷ tinh được thi công trên lớp móng trên (Base) với các bước thi công như sau:

4. Xem thêm video hướng dẫn thi công tại Đông Sơn

 

CÔNG TY TNHH ĐỊA KỸ THUẬT ĐÔNG SƠN được thành lập cách đây gần chục năm, với nhiệm vụ đưa các sản phẩm công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam. Với mục tiêu đóng góp vào việc xây dựng, cải tao nâng cấp lớp mặt đường tạo sự êm thuận và tăng độ bền cũng như sự an toàn khi lưu thông. Chúng tôi còn góp phần tạo ra môi trường xanh sạch đẹp cho người tham gia giao thông tại Việt nam.

Hỗ trợ trực tuyến

0339 736 736
0587 736 736

Bài viết liên quan