Hướng dẫn thi công Geocell, đúng tiêu chuẩn Việt Nam khi thi công bao gồm các bước dưới đây:
1. Vận chuyển và bảo quản Geocell
- Nếu ô địa kỹ thuật Geocell được lưu kho ở ngoài công trường trong một thời gian kéo dài thì phải đảm bảo thì phải đảm bảo rằng được bảo vệ chống bức xạ UV (ánh nắng mặt trời), hoá chất, lửa hay khu vực hàn, nhiệt độ cao và các phá hoại của con người và thiết bị.
- Bảo quản: Băng dính và nilong được bóc ra và các bó cuộn Geocell được xếp trên các pallet ngoài công trường. Sau khi bỏ băng dính ra thì các tấm riêng có thể bung ra và xếp từng tấm một.
- Trong quá trình thi công Geocell cần được bảo quản tại nơi khô ráo, sạch sẽ tránh làm bẩn, gấp gãy và biến dạng vật liệu. Các vật liệu phụ như cọc neo, dây chằng và ghim cần được bao gói cẩn thận tránh hư hỏng do tác động của thời tiết và các hóa chất.
2. Chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công Geocell
Tuân thủ theo đúng thiết kế bản vẽ thi công. Việc san, gạt nền cần thực hiện đúng để phù hợp công tác nền móng công trình thủy công, với các bước cơ bản như:
* Chuẩn bị mặt bằng và san nền
-
- Dọn sạch gốc cây, cỏ rác và các vật liệu khác
- Rút nước đáy móng kênh
- Thực hiện các công tác đào, đắp theo đúng thiết kế
** Hoàn hiện các công tác làm đất
-
- Tạo và sửa kênh theo đúng kích thước hình học đã thiết kế
- Kiểm tra và đảm bảo không có lỗ hổng cũng như các rác thải trên móng
- Kiểm tra độ phẳng đều của đáy và mái kênh
*** Chuẩn bị rãnh/vai trên mặt dốc: Tạo rãnh trên mặt (đỉnh) kênh để neo giữ hệ thống Geocell theo hồ sơ thiết kế
**** Rải vải địa kỹ thuật hoặc lớp lót nền theo thiết kế
Xem thêm: Ứng dụng tấm geocell như thế nào? Báo giá tấm Geocell
3. Chuẩn bị vật liệu và các thiết bị trước khi thi công
Ngoài việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình đào đắp nền móng và thi công vật liệu chèn lấp như bê tông; đất đá; vật liệu lót như vải địa kỹ thuật, vữa lót…được hướng dẫn trong các tiêu chuẩn hiện hành thì đối với kênh sử dụng vật liệu Geocell cần chuẩn bị thêm một số vật liệu và thiết bị thi công sau:
Vật liệu Geocell được chuyển ra khu vực thi công gồm các bó cuộn Geocell được xếp song song. Vật liệu khác như cọc neo, dây chằng, ghim phải được chuẩn bị đẩy đủ về số lượng.Thiết bị thi công gồm máy dập ghim; máy nén khí, máy phát điện (khu vực không có điện); cưa; búa…
4. Rải các tấm Geocell
Trước khi rải vật tấm Geocell cần căn cứ vào kích thước tấm vật liệu và kích thước kênh để tính toán và có kế hoạch về số lượng và vị trí của các tấm Geocell nhằm sử dụng hiệu quả vật liệu và hạn chế các mối nối không cần thiết.
Hướng rải tấm Geocell
- Trước khi rải, đặt tấm Geocell liên tiếp nhau song song với thành kênh và dọc theo đáy kênh.
- Dựa vào hướng căng tấm Geocell theo hướng mái dốc từ trên xuống và hướng dòng chảy để rải vật liệu.
5. Ghim nối các tấm Geocell
- Số lượng và quy cách ghim: Sử dụng số lượng ghim đầy đủ quy định tại bảng 6. Sử dụng loại ghim ½ inch (13 mm) có mạ kẽm. Đảm bảo rằng các ghim xuyên qua hết chiều dày của tấm nối.
- Ghim các đầu tấm với nhau: Xếp chồng các đầu nối lên nhau.
- Ghim nối các tấm Geocell
- Các đầu nối chồng lên nhau khoảng 3cm và đảm bảo bề mặt thẳng.
- Nối các đầu với nhau bằng dụng cụ dập ghim bằng khí nén. Đảm bảo các đầu nối phải đồng đều.
- Ghim nối thành (vách) ô ngăn
- Dọc các thành (vách ô ngăn) được nối với nhau theo chiều dài của tấm.
- Ở mặt ngoài hoặc vị trí đục lỗ thì nên giữ nguyên.
- Tiếp tục nối các tấm với nhay bằng ghim vào vị trí giữa của từng ô (khu vực không đục lỗ) dọc theo chiều dài của dải thành ô ngăn.
- Từng ô ngăn (vị trí mối hàn) phải được nối không được bỏ sót bất kỳ ô nào, nếu bị lỗi 1 ô có thể sẽ là nguyên nhân gây ra phá hoại toàn bộ kết cấu.
Xem thêm: Tường chắn MSE, tường chắn lưới địa kỹ thuật trên đường cao tốc
6. Đóng cọc neo và căng các tấm Geocell
- Đóng hàng cọc neo định vị trên mái kênh và các vị trí chuyển tiếp.
- Cọc neo phải đóng chặt xuống nền đất phải đủ độ sâu theo thiết kế tạo liên kết vững chắc giữa cọc và nền.
- Các cọc neo còn lại được đóng trong quá trình căng tấm Geocell.
- Cố định đầu tấm Geocell vào hàng cọc neo định vị trên đỉnh kênh và tiến hành căng;
- Đóng cọc neo Geocell trên đỉnh dốc
- Các tấm Geocell phải được căng đúng hướng, đảm bảo độ phẳng không biến dạng;
- Kéo căng trải tấm Geocell
- Các tấm sau khi căng thẳng trên nền đất và độ mở của các ô ngăn đạt tiêu chuẩn
- Sau khi căng các tấm Geocell hoàn chỉnh tiến hành đóng các cọc neo còn lại theo đúng thiết kế.
7. Đổ vật liệu chèn và lớp phủ:
Vật liệu chèn là đất và vật liệu tương tự:
Việc đắp đất trên tấm Geocell sử dụng vật liệu phải tuân thủ hồ sơ thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành về các chỉ tiêu kỹ thuật.
7.1 Đổ đất phủ Geocell
Trước khi thực hiện đổ đất cần: Kiểm tra và loại bỏ các miếng gạch đá vỡ, đất, đá (kích thước bằng 1/3 kích thước ô Geocell) để tránh hư hại tới mạng ô ngăn. Kiểm tra các cọc neo được ghim chặt xuống mép của ô Geocell – để ghim các ô/tấm Geocell xuống các vị trí hoặc móc chữ J hoặc các dạng cọc neo khác ở các đoạn đặc biệt.
- Tiến hành đổ hàng ô trên cùng trước, trải vật liệu chèn lấp từ trên xuống dưới cho tới khi các ô được lấp đầy.
- Không đổ lớp vật liệu chèn lấp từ độ cao trên 100cm để tránh làm hư hại các ô ngăn
- Vật liệu chèn lấp phải được phủ lên trên mặt hệ thống Geocell một lớp dày 4-6cm để cho phép việc kiên cố và đầm nén.
- Đầm nén đất theo các tiêu chuẩn thiết kế.
- Không để một ô nào trên tường Geocell bị lộ ra.
- Không bước đi trên các ô Geocell trống vì có thể làm cong đoạn Geocell được trải và làm hỏng hệ thống. Cần phủ tấm cứng lên mặt các ô nếu cần bước lên.
- Tránh nước tháo vào hoặc chảy xuống mái kênh trong quá trình thi công và sau khi hoàn thiện.
- Nếu các công trình bảo vệ kênh có trồng cỏ thì thực hiện trồng cây theo thông số kỹ thuật đã thiết kế sau khi đầm nén xong lớp đất chèn.
Quy trình thi công áp dụng cho vật liệu chèn lấp dạng hạt tương tự như quy trình với vật liệu đất. Tuy nhiên khi đổ vật liệu, việc rải và đầm nến cần được kiểm soát kỹ hơn và lớp đổ không nên dày 50cm. Nên thận trọng để tránh tạo thành các lỗ hổng và trành gây hư hại cho hệ thống tường Geocell. Kích thước của vật liệu dạng hạt không nên lớn hơn 1/3 kích thước của ô.
7.2 Đổ bê tông (xử lý tương tự)
Quy trình thi công vật liệu chèn là bê tông cần tuân thủ chặt chẽ tiêu chuấn hiện hành về công tác bê tông thủy công cũng như hồ sơ thiết kế. Bên cạnh đó cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đổ bê tông chèn lấp theo trình tự từ đỉnh kênh xuống đáy kênh;
- Đổ bê tông phủ ô Geocell
- Bê tông phải được san gạt đều không được đổ lớp bê tông quá dày có thể làm biến dạng kết cấu Geocell. Tùy vào từng loại kết cấu Geocell mà điều chỉnh độ dày lớp bê tông đổ xuống cho
- phù hợp nhưng độ dày tối đa không lớn hơn 50cm trên mặt các tấm Geocell;
- Bố trí giải pháp hợp lý để đảm bảo các mẻ bê tông đổ xuống được san gạt và đầm ngay không ảnh hưởng đến quá trình ngưng kết của bê tông;
- Bố trí tấm đỡ phía trên cấu kiện bê tông để phục vụ cho nhân công và máy móc di chuyển tránh làm hư hỏng kết cấu Geocell;
Việc chia khoảnh đổ căn cứ vào năng lực và điều kiện thi công nhưng không để các ô Geocell được chèn lấp dở trong quá trình thí công. Vật liệu bê tông chèn lấp trong mỗi ô Geocell, Geocell phải cùng một mẻ trộn.