Màng HDPE là vật liệu phổ biến dùng trong các công trình xây dựng công nghệp, nông lâm thủy sản và trong cuộc sống với nhiều ưu điểm và lợi ích vượt trội. Quý khách Hãy cùng Đông Sơn tìm hiểu về ưu điểm, ứng dụng và lợi ích của màng chống thấm HDPE trong bài viết này nhé.
Màng HDPE hay còn gọi là màng chống thấm HDPE được sản xuất từ hạt cao phân tử Polyethylene hàm lượng cao có tên tiếng anh là Hight Density Polyethylene. Hạt Polyethylene là hạt nguyên sinh được sản xuất từ sản phẩm phụ của cracking dầu thô nên có khả năng chống chịu với môi trường tốt. Sản phẩm có kích cỡ và độ dày khác nhau, độ dày phổ biến từ 0,03mm đến 3mm (tương tứng từ 3 zem đến 30zem).
Màng HDPE là sản phẩm Polymer tổng hợp ở dạng cuộn hoặc tấm có hệ số thấm rất thấp K=10-12 ÷10-16cm/s. Màng chống thấm HDPE cấu tạo bên trong có 3 lớp, nhìn ngoài vẫn một mặt phẳng. 3 lớp tăng độ dai, bền, tăng cường lực, tăng tuổi thọ sản phẩm, không thấm nước tuyệt đối. Bề mặt nhẵn, mịn, độ dai 2 chiều tốt
Loại màng chống thấm hdpe được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là màng chống thấm HDPE bề mặt nhẵn.
Xem thêm: Danh mục sản phẩm địa kỹ thuật tổng hợp
Với các ưu điểm và lợi ích nổi trội như đã phân tích ở trên việc sử dụng màng chống thấm HDPE cho các công trình có tính năng chống thấm bảo vệ môi trường đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia thiết kế cũng như các nhà đầu tư.
Màng HDPE được sử dụng để chống thấm đê, đập thủy điện, kênh mương hay các tunnel kỹ thuật, phát huy khả năng chống thấm và tính chất cơ lý tuyệt hảo của màng này.
Nhờ khả năng chống thấm tuyệt đối, kháng vật lý cao, trơ với môi trường, độ bền trên 20 năm, kháng UV nên màng HDPE được sử dụng cho thi công chống thấm bãi rác, hoặc tấm phủ đóng bãi rác. Sử dụng màng chống thấm HDPE giúp các bãi rác không phát sinh ô nhiễm ra môi trường, nước thải của bãi rác và mùi đều được kiểm soát chặt chẽ
Các tấm màng chống thấm HDPE với tỷ trọng 0.94 được phủ trên các hồ chứa các chất thải của khu chuồng trại chăn nuôi công nghiệp; hồ xử lý nước thải cho các nhà máy tinh bột sắn; giấy; rượu nhằm ngăn mùi, ngăn nước mưa xâm nhập, phát sinh dịch bệnh, chống ô nhiễm môi trường khí.
Đồng thời việc ứng dụng màng chống thấm để làm màng phủ nổi còn giúp thu khí biogas, tái tạo ra nguồn năng lượng mới để đốt, phát điện phục vụ cho nhu cầu sử dụng năng lượng của chính nhà máy đó.
Nền nhà xưởng cần được xử lí trước khi đổ bê tông, ép cọc và lu phẳng nền đất để đảm bảo yêu cầu chịu trọng tải và chịu lực, tránh hiện tượng sụt, lún. Phương pháp tốt nhất là dùng máy xới đất làm vườn, xới đất tới độ sâu 6 inch, sau đó thuê một máy đầm vận hành bằng tay và đầm thật chặt đất xuống. Điều này đảm bảo không xuất hiện các điểm nền yếu.
Trong cuộc sống hằng ngày, việc sử dụng màng HDPE càng trở nên phổ biến hơn khi yêu cầu về chất lượng cuộc sống tăng cao.
Từ các yêu cầu thiết kế hồ bơi, hồ cảnh quan, hồ cá cảnh quan, hồ cá cảnh, hay đơn giản là những hồ chứa nước sinh hoạt, bãi rác sinh hoạt, đến các hầm ngầm đều cần có thể sử dụng biện pháp chống thấm này.
Ứng dụng làm cảnh quan phổ biến nhất của màng HDPE là làm cảnh quan trong công viên, sân golf, khu vui chơi.
Được ứng dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản, màng chống thấm HDPE không chỉ giúp kiểm soát lượng nước trong hồ nuôi, nó còn hỗ trợ kiểm soát độ PH, giúp công tác nuôi trồng được hiệu quả hơn. Hạn chế dịch bệnh hơn so với biện pháp xây dựng ao nuôi truyền thống.
Mặt khác, việc sử dụng màng HDPE sẽ công trình không bị xói mòn, tiết kiệm chi phí vận hành, thuận tiện hơn trong thu hoạch, năng cao hiệu suất nuôi trồng.
Quy trình thi công màng chống thấm HDPE đối với từng công trình cụ thể được quy định trong tiêu chuẩn xây dựng, được thực hiện theo các bước sau đây:
Yêu cầu về mặt bằng của mỗi một dự án khác nhau sẽ có những điểm riêng, nhưng về cơ bản, mặt bằng công trình chuẩn bị thi công lót màng chống thấm HDPE cần đảm bảo:
Trong trường hợp thi công tại khu vực có nhiều sỏi sản vỏ hầu hà, đá dăm hoặc những nơi chịu tác động như đá lăn, sóng gió, va chạm của vật nổi có nguy cơ làm thủng, hư hại màng chống thấm HDPE, thì cần phải thiết kế lớp bảo vệ để tránh những tác động này.
Các hình thức lớp bảo vệ được lựa chọn dựa trên cấu trúc của công trình, đặc điểm địa chất và loại tải trọng tác động. Có thể sử dụng vải địa kỹ thuật, hoặc đồng thời kết hợp cát và vải địa kỹ thuật.
Xem thêm: Thi công Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh gia cố mặt đường
Trước khi trải màng HDPE, một công việc quan trọng mà đội thi công cần làm trước là đào rảnh neo để chôn mép màng. Độ sâu và chiều rộng của rãnh neo cần được thi công theo thiết kế trên bản vẽ trong quy cách kỹ thuật.
Khi đổ đất lên rãnh neo cần tuân theo quy cách bản vẽ, tránh làm hư hỏng màng. Việc đổ đất phải được tiến hành ngay sau khi trải màng chống thấm HDPE để tránh việc bắc cầu qua rãnh neo.
Công tác trải thảm được thực hiện bởi các công nhân và được giám sát kỹ càng. Tránh làm rách, thủng màng HDPE, đặc biệt là với những loại màng có độ dày thấp dưới 0,5mm.
Trong trường hợp thời tiết xấu hoặc phát sinh vấn đề khi thi công thì giám sát công trường phải ngừng ngay việc trải màng chống thấm HDPE cho đến khi mọi việc được giải quyết xong.
Sau khi đã trải màng chống thấm, đội thi công sẽ tiến hành hàn để liên kết các tấm màng vào nhau bằng phương pháp nhiệt.
Thông thường các mối hàn phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất, tức là theo hướng dọc chứ không theo hướng ngang của mái dốc dẫn đến lật máy. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn thì nên tối thiểu các mối hàn. Tại chân của mái taluy, các mối hàn ngang không nên kéo dài quá 1,5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không áp dụng quy tắc này. Những mối hàn hình chữ thập có thể được thực hiện tại cuối tấm màng chống thấm HDPE và được cắt theo góc 45 độ.
Sau khi đã thi công màng chống thấm HDPE xong thì đơn vị giám sát hoặc nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ kiểm tra lại lần cuối để xác định các mối hàn đã đảm bảo chất lượng chưa. Từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Với hơn 10 năm trong lĩnh vực phân phối các giải pháp kết cấu địa kỹ thuật áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường tại Việt Nam, Đông Sơn tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm địa kỹ thuật tổng hợp chất lượng số 1 hiện nay.
Không dừng lại ở đó, với mục tiêu đặt lợi ích và sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi luôn nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang đến những giá trị tối ưu cho Khách hàng. Do đó chúng tôi không ngừng tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp hàng đầu thế giới như Tensar, ACE Geosynthetics, TenCate Geotube GLOBAL, Yixing, Zcy, Sinopec…
Nếu bạn muốn được tư vấn giải pháp địa kỹ thuật cho công trình và nhận được báo giá ô địa kỹ thuật geocell tốt nhất; vui lòng liên hệ đến Fanpage, emai dongsongroup1@gmail.com và Hotline 0587 736 736 – 0339 736 736 của chúng tôi
Chắc chắn bạn sẽ được tư vấn bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ đem đến cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo nhất!
CÔNG TY TNHH ĐỊA KỸ THUẬT ĐÔNG SƠN được thành lập cách đây gần chục năm, với nhiệm vụ đưa các sản phẩm công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam. Với mục tiêu đóng góp vào việc xây dựng, cải tao nâng cấp lớp mặt đường tạo sự êm thuận và tăng độ bền cũng như sự an toàn khi lưu thông. Chúng tôi còn góp phần tạo ra môi trường xanh sạch đẹp cho người tham gia giao thông tại Việt nam.