Thi công Neoweb gia cố bảo vệ kênh mương, hồ chứa nước để thay thế cho giải pháp đổ bê tông tại chỗ, giải pháp tấm BTXM lắp ghép hay các giải pháp ván khuôn trượt hiện nay đang được sử dụng. Neoweb khi áp dụng gia cố mái kênh mương và hồ chứa nước sẽ có các dạng áp dụng chính như sau:
1. Ứng dụng Neoweb gia cố bảo vệ kênh mương, hồ chứa nước
1.1. Neoweb chỉ ốp gia cố bảo vệ mái kênh.

Bản vẽ mặt cắt ngang điển hình
Kết cấu phần mái đổ bê tông:
- Lớp vật liệu chèn vào ô ngăn neoweb thường sử dụng là bê tông xi măng, đá dăm hoặc có sự kết hợp giữa bê tông và chèn đất ở phần trên mực nước cao nhất để tạo cảnh quan.
- Neoclip: dùng kết hợp với cọc sắt bằng thép D10 – D12 có chiều dài trung bình 50cm dùng để cố định các tấm neoweb trên bề mặt mái dốc. Tùy theo một số trường hợp có thể sử dụng kết hợp với dây chằng để thay thế cọc neo nếu phía dưới là màng chống thấm.
- Lớp neoweb: sẽ được lựa chọn căn cứ theo độ dốc của mái, chiều dài mái, vận tốc của dòng chảy. Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn neoweb
Kết cấu thông thường khi gia cố mái kênh với độ dốc m=1.5 (Từ trên xuống dưới)

- Neoweb 445-75, h=7,5 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29*34cm, chèn bê tông M200, đá 1*2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0 – 1.25 cọc/m2.
- Bạt xác rắn.
- Đất nền.
Kết cấu thông thường khi gia cố mái kênh với độ dốc m=1.0 (Từ trên xuống dưới)
- Neoweb 356-75, h=7.5cm, kích thước ô ngăn neoweb 22×26 cm, chèn bê tông M200, đá 1×2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2. Kích thước khoang đổ bê tông là 5,20m một khoang tương ứng với 2 tấm neoweb sau khi ghim nối.
- Bạt xác rắn.
- Đất nền.
1.2. Neoweb gia cố bảo vệ cả đáy và mái kênh

Đối với trường hợp neoweb gia cố đổ bê tông cả đáy và mái kênh thường được sử dụng cho các kênh tưới, các hồ xử lý nước trong các khu công nghiệp, khu đô thị. Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật cũng được thực hiện tương tự như đối với trường hợp chỉ gia cố mái kênh bên trên.
Tham khảo thiết kế thông dụng dưới đây:
Kết cấu thông thường khi gia cố mái kênh với độ dốc m=1.5 (Từ trên xuống dưới)
- Neoweb 445-75, h=7,5 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34cm, chèn bê tông M200, đá 1×2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2. Kích thước khoang đổ bê tông là 5,50m một khoang tương ứng với 2 tấm neoweb sau khi ghim nối.
- Phần đáy kênh chỉ cần đóng các cọc thi công giúp ô neoweb đạt kích thước theo tiêu chuẩn mà không cần đóng các cọc cố định
- Bạt xác rắn.
- Đất nền.
Kênh mương hay hồ chỉ gia cố mái: bên dưới chèn bê tông, bên trên chèn đất trồng cỏ: Áp dụng cho các công trình trong các khu đô thị, các khu dân cư.
Kết cấu phần mái đổ bê tông:
- Neoweb 445-75, h=7,5 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34cm, chèn bê tông M200, đá 1×2, dày 10cm. Sử dụng cọc neo thép fi10, fi12 để cố định trong quá trình căng kéo, với mật độ 1.0-1.25 cọc/m2. Kích thước khoang đổ bê tông là 5,50m một khoang tương ứng với 2 tấm neoweb sau khi ghim nối
- Bạt xác rắn
- Đất nền.
- Lớp bạt lót nền đổ bê tông: thường sử dụng bạt dứa hoặc tấm linon dùng để chống mất nước trong quá trình đổ bê tông
Kết cấu phần mái trồng cỏ:
- Neoweb 445-100, h=100 cm, kích thước ô ngăn neoweb 29x34cm, chèn đất trồng cỏ, dày 10cm.
- Cọc neo thép fi10, fi12 chiều dài từ 40 – 50 cm với mật độ trung bình 1 cọc/m2 để ghim tấm neoweb ổn định trên mái.
1.3 Trường hợp gia cố bảo vệ mái kênh có độ dốc đứng

Đối với một số trường hợp đặc biệt như trong các khu đô thị, diện tích mở mái bị hạn chế thì giải pháp neoweb kết hợp tường chắn đất được lựa chọn với các ưu điểm như có thể thi công được ở độ dốc lớn, phạm vi thi công chật hẹp, có thể kết hợp trồng cỏ trên mái kênh để tạo cảnh quan.
Kết cấu thường được sử dụng là:
- Sử dụng neoweb có kích thước ô ngăn lớn: 660-200 kích thước ô ngăn 42 x50cm xếp chồng từng lớp lên nhau.
- Hàng ô ngoài cùng có thể đổ bê tông hoặc chèn đá dăm. Các hàng ô bên trong có thể chèn đất hoặc đá dăm
- Móng tường có chiều rộng tối thiểu D ≥ 0.7h (h chiều cao tường chắn).
- Đối với phần mái phía trên có thể sử dụng các loại neoweb có chiều cao ô ngăn từ 7.5 – 10cm chèn đất trồng cỏ giúp tạo cảnh quan chung cho công trình.
Xem thêm: Ô ngăn hình mạng Neoweb là gì? Báo giá tấm Neoweb
2. Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp Neoweb
2.1 Ưu điểm
2.1.1. Ưu điểm về mặt kỹ thuật
- Thi công đơn giản, vật liệu dễ gia công lắp đặt.
- Các ô neoweb giúp việc đổ bê tông được thuận tiện hơn đặc biệt là các mái kênh có độ dốc lớn.
- Vật liệu neoweb có độ bền cao không bị ăn mòn bỏi thời tiết và nước.

Neoweb gia cố mái đập thuỷ điện
2.1.2. Ưu điểm về mặt kinh tế.
- Giảm được 10 – 20% chiều dày bê tông so với giải pháp bê tông cốt thép tại chỗ.
- Tiết kiệm đến 98% lượng thép sử dụng.
2.1.3. Ưu điểm về mặt môi trường.
- Tiết kiệm 60% lượng khí thải carbon (CO2) do sử dụng ít máy móc trong quá trình thi công.
- Tiết kiệm lượng vật liệu hóa thạch giúp bảo vệ tài nguyên.
- Có thể sử dụng một số giải pháp trồng cỏ giúp tạo nên môi trường “XANH” xung quanh công trình.
- Không yêu cầu máy móc nặng để lắp đặt, sử dụng nhân lực địa phương.
2.2 Nhược điểm:
- Kết cấu neoweb chèn bê tông chịu lực uốn kém hơn so với kết cấu bê tông cốt thép
Tổng kết.
Sử dụng Neoweb trong thi công ổn định mái dốc là phương pháp mà nhiều công trình tại Việt Nam đã thực hiện và rất thành công. Mọi chi tiết về giải pháp, hướng dẫn thi công hay những tiêu chuẩn kỹ thuật quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Đông Sơn để được nhận tài liệu cũng như được tư vấn 1 – 1 với những kỹ sư, tư vấn thiết kế tốt nhất.
Xem thêm bài viết: