Số 8/135/75 P. Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
dongsongroup1@gmail.com

Tường chắn đất là gì? Các giải pháp thiết kế tường chắn

Tường chắn đất là một cấu trúc xây dựng được thiết kế để giữ ổn định đất giữa hai độ cao khác nhau, ngăn ngừa hiện tượng sạt lở đất. Nói cách khác, tường chắn đất có vai trò như một bức tường vững chắc, giữ cho đất phía sau không bị trượt xuống.

1. Tổng quan về tường chắn đất

Tường chắn đất là một công trình xây dựng vô cùng quan trọng, đặc biệt trong các dự án giao thông, thủy lợi và xây dựng dân dụng. Nó đóng vai trò như một bức tường vững chắc, ngăn chặn đất ở những khu vực có độ dốc lớn khỏi sạt lở, bảo vệ các công trình và đảm bảo an toàn cho con người.

Những giải pháp tường chắn phổ biến nhất có thể kể đến là bê tông cốt thép (BTCT), ô địa kỹ thuật Neoweb hay rọ đá, rọ đá hộc. Mỗi một phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tương ứng với những yêu cầu kỹ thuật khác nhau của từng công trình.

2. Các loại tường chắn đất

Sự khác biệt về địa hình thi công và loại hình công trình là những nguyên nhân chính tạo nên sự đa dạng của kết cấu tường chắn. Chính vì vậy mà các chuyên gia kết cấu đã tìm ra rất nhiều cách để phân loại tường chắn đất. Có thể phân loại theo độ cứng (tức khả năng biến dạng của tường); Theo nguyên tắc làm việc; Theo chiều cao; Theo góc nghiên của lưng tường; Theo kết cấu.

Bài toán thi công tường chắn đất không chỉ được tính dựa trên yêu cầu kỹ thuật mà còn ở vật liệu sử dụng. Nhằm hướng đến việc tối ưu cả chi phí lẫn chất lượng, các giải pháp về vật liệu đã ra đời. Trong đó, các vật liệu được dùng trong thi công tường chắn đất phổ biến nhất phải kể đến là: Cọc cừ, neoweb, rọ đá và bê tông cốt thép.

Một lưu ý khi thi công tường chắn chính là vấn đề nước ngầm. Khi khảo sát thi công có thể vào mùa nắng và chưa có hiện tượng ngập nước. Tuy nhiên vào mùa mưa, nước mưa thấm vào sau tường làm tăng áp lực ngang lên tường chắn. Vì thế khi lựa chọn phương án thi công, các kỹ sư cần cân nhắc phương án thoát nước, có thể lắp đặt ống thoát nước xuyên tường, hoặc lựa chọn vật liệu có tính thoát tốt.

3. Các giải pháp thiết kế tường chắn đất tối ưu nhất hiện nay

3.1 Tường chắn đất với ô địa kỹ thuật Neoweb

Tấm Neoweb là một loại vật liệu địa kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Isarel, Ấn Độ….

Để hiểu hơn về loại vật liệu này bạn có thể tham khảo thêm tại link bên dưới. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề ứng dụng của loại vật liệu này khi làm tường chắn đất:

So sánh tường chắn đất Neoweb với tường chắn thông thường

Tấm Neoweb dùng để làm gì? Hướng dẫn thi công tấm Neoweb

a, Những áp dụng của Neoweb trong làm tường chắn đất

  • Tường chắn trọng lực
  • Tường chắn neoweb gia cố
  • Tường chắn neoweb kết hợp neo đất
  • Tường chắn neoweb tự lực
  • Dạng mái dốc kết hợp với lớp neoweb gia cố
  • Tường chắn neoweb gia cố kết hợp với đinh đấtỨng dụng neoweb làm tường chắn đất

b, Ưu điểm của neoweb khi làm tường chắn đất

  • Tường chắn Neoweb giúp giữ ổn định tổng thể mái dốc, gia cố nền móng, chống xói, chống sạt lở, trượt lún hiệu quả.
  • Được sản xuất từ vật liệu Polypropylen nên neoweb có độ bền cao, tính linh động cao, phù hợp với những khu vực nền đất yếu, sóng ngầm.
  • Được thiết kế với nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt ô ngăn giúp thoát nước hiệu quả.
  • Thiết kế gọn nhẹ, dễ di chuyển, thi công đơn giản, dễ dàng trong mọi điều kiện thời tiết.
  • Tận dụng vật liệu chèn lấp tại chỗ giúp tối ưu chi phí thi công.
  • Bề mặt ngoài tường chắn Neoweb có thể trồng cây, giúp công trình thân thiện với môi trường hơn.

3.2 Tường chắn bê tông cốt thép

  • Đặc điểm:
    • Được làm bằng bê tông cốt thép, có độ bền cao, chịu lực tốt.
    • Có thể thi công với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau.
    • Tuổi thọ cao, ít bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường.
  • Ưu điểm:
    • Chịu được tải trọng lớn, ổn định cao.
    • Khả năng chống thấm tốt.
    • Dễ dàng thi công và kiểm soát chất lượng.

  • Nhược điểm:
    • Chi phí xây dựng cao.
    • Thời gian thi công tương đối lâu.
    • Yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình thiết kế và thi công.
  • Ứng dụng:
    • Xây dựng các công trình lớn như đập, kè sông, tường chắn cao.
    • Các công trình giao thông, thủy lợi có yêu cầu kỹ thuật cao.
    • Các công trình xây dựng dân dụng trên địa hình phức tạp.

3.3 Tường chắn rọ đá

  • Đặc điểm:
    • Được cấu tạo từ các tấm rọ đá ghép lại, bên trong chứa đầy đá.
    • Có tính linh hoạt, dễ dàng thi công trên địa hình phức tạp.
    • Thân thiện với môi trường, tạo cảnh quan tự nhiên.

  • Ưu điểm:
    • Chi phí xây dựng thấp hơn so với tường bê tông cốt thép.
    • Thi công nhanh chóng, dễ dàng vận chuyển.
    • Tính thẩm mỹ cao, hòa hợp với môi trường.
  • Nhược điểm:
    • Độ bền không cao bằng tường bê tông cốt thép.
    • Khả năng chịu lực kém hơn so với tường bê tông cốt thép.
    • Dễ bị xói mòn nếu không được bảo vệ tốt.

Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm giải pháp tường chắn MSE tại đây:

5/5 - (1 bình chọn)

CÔNG TY TNHH ĐỊA KỸ THUẬT ĐÔNG SƠN được thành lập cách đây gần chục năm, với nhiệm vụ đưa các sản phẩm công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Việt Nam. Với mục tiêu đóng góp vào việc xây dựng, cải tao nâng cấp lớp mặt đường tạo sự êm thuận và tăng độ bền cũng như sự an toàn khi lưu thông. Chúng tôi còn góp phần tạo ra môi trường xanh sạch đẹp cho người tham gia giao thông tại Việt nam.

Hỗ trợ trực tuyến

0339 736 736
0587 736 736

Bài viết liên quan